Lịch sử Bang và lãnh thổ liên bang của Ấn Độ

Raj thuộc Anh: trước 1947

Sau Khởi nghĩa Ấn Độ 1857, chế độ quân chủ Anh tiếp quản quyền quản lý Ấn Độ từ Công ty Đông Ấn theo Đạo luật Chính phủ Ấn Độ 1858.[1] Trong thời kỳ Raj thuộc Anh, Ấn Độ là một thực thể chính trị phức tạp, bao gồm nhiều đơn vị, quốc gia và lãnh thổ có quyền tự trị khác nhau. Raj thuộc Anh được tạo thành từ hai loại lãnh thổ: Ấn Độ thuộc Anh và các phiên vương quốc bản địa.[2] Ngoài các tỉnh do Quân chủ Anh trực tiếp cai trị, còn có 584 phiên vương quốc nằm dưới quyền tông chủ của Anh. Chính phủ trung ương Ấn Độ thuộc Anh thực hiện quyền tông chủ thông qua một phó vương nhân danh Quân chủ Anh đối với 175 phiên vương quốc. Các phiên vương quốc còn lại phụ thuộc vào các chính phủ cấp tỉnh của Ấn Độ thuộc Anh, dưới quyền các thống đốc, phó thống đốc hay ủy viên trưởng.[3] Năm 1907, có bảy tỉnh lớn và ba tỉnh nhỏ trong ranh giới Ấn Độ ngày nay, do các thống đốc, phó thống đốc hoặc ủy viên trưởng cai quản thay mặt cho Hoàng đế Ấn Độ.[lower-alpha 1][3]

Các tỉnh của Ấn Độ thuộc Anh (1907)
TỉnhDiện tích (km2)Dân số (triệu, 1901)Chức cai quảnBản đồ
Các tỉnh lớn
Tỉnh Assam (Assam Province)130.0006Uỷ viên trưởng (Chief Commissioner)
Tỉnh Bengal (Bengal Presidency)[lower-alpha 2]390.00075Phó thống đốc (Lieutenant-Governor)
Tỉnh Bombay (Bombay Presidency)320.00019Thống đốc-trong-hội đồng (Governor-in-Council)
Tỉnh Trung tâm và Berar (Central Provinces and Berar)27000013Ủy viên trưởng
Tỉnh Madras (Madras Presidency)370.00038Thống đốc-trong-hội đồng
Tỉnh Punjab (Punjab Province)[lower-alpha 3]250.00020Phó thống đốc
Tỉnh Thống nhất (United Provinces)280.00048Phó thống đốc
Các tỉnh nhỏ
Ajmer-Merwara7.000477Ủy viên trưởng mặc nhiên
Quần đảo Andaman và Nicobar78.00025Ủy viên trưởng
Tỉnh Coorg (Coorg Province)4.100181Ủy viên trưởng mặc nhiên

Bản mẫu:Note list

Ngoài ra, còn có hai cấu trúc bán tự trị được gọi là cơ quan (agency): RajputanaTrung Ấn Độ, có đặt một quan chức gọi là "Đại lý cho Toàn quyền" (Agent to the Governor-General, AGG), hoạt động với tư cách là đại diện của Hoàng đế cho tất cả các phiên vương quốc trong cơ quan.[3] Các phiên vương quốc là Baroda, Kashmir và Jammu, HyderabadMysore không thuộc một tỉnh hay một cơ quan nào, và có quan hệ trực tiếp với Quân chủ thông qua Toàn quyền Ấn Độ.[3] Năm 1911, thủ đô của Ấn Độ được chuyển từ Calcutta đến Delhi, dẫn đến việc thành lập tỉnh đặc biệt Delhi từ tỉnh Punjab, do một ủy viên đặc biệt quản lý.[4] Vào tháng 3 năm 1912, Bihar và Orissa được tách thành một tỉnh mới từ Bengal.[5]

Năm 1919, Quốc hội Anh ban hành Đạo luật Chính phủ Ấn Độ thứ tư.[6] Đạo luật có điều khoản cho phép bầu cử dân chủ đa số thành viên cơ quan lập pháp các tỉnh. Có 8 tỉnh có chức thống đốc cùng ba tỉnh có chức ủy viên trưởng là Ajmer-Merwara, Coorg và Delhi.[6] Hoàng đế George V cho thành lập Viện Phiên vương (Chamber of Princes) vào năm 1920 sau đạo luật này, tạo thêm nhiều cơ quan để các đại biểu có thể trực tiếp bày tỏ ý kiến của họ đến Phó vương Ấn Độ.[7] Có thêm nhiều cơ quan được thành lập trong những năm tiếp theo: Các nhà nước Punjab, Các nhà nước Madras, Cơ quan Các nhà nước Deccan và Phủ thống sứ Kolhapur, Cơ quan Các nhà nước Tây Ấn Độ và Gujarat và Phủ thống sứ Baroda, Các nhà nước miền Đông, và Phủ thống sứ Gwalior.[8]

Năm 1935, Quốc hội Anh ban hành Đạo luật Chính phủ Ấn Độ 1935, trong đó trao nhiều quyền tự trị hơn cho các tỉnh của Ấn Độ.[9] Đạo luật này cho phép các cơ quan lập pháp cấp tỉnh ban luật riêng cho mình trong một số vấn đề nhất định mà không cần đưa lên toàn quyền.[9] Đạo luật này cũng thành lập chức vụ thủ tướng (Premier) tại mỗi tỉnh, người này có chức năng là đứng đầu chính phủ và chịu trách nhiệm trước cơ quan lập pháp cấp tỉnh.[9] Bengal, Madras và Bombay được chính thức chuyển từ "presidency" thành "province", và các tỉnh mới là OrissaSind lần lượt được tách ra từ Bihar và Bombay.[9]

Sau độc lập: 1947–50

Sau Đạo luật Độc lập Ấn Độ năm 1947, Đế quốc Ấn Độ bị giải thể cùng với Hội đồng Lập pháp Đế quốc (Imperial Legislative Council) và Viện Phiên vương. Liên bang Ấn Độ được thành lập khi các tỉnh của Raj thuộc Anh và các phiên vương quốc được hợp nhất vào Liên bang Ấn Độ. Các tỉnh cũ phần lớn vẫn được giữ nguyên, còn các phiên vương quốc sau khi gia nhập hầu hết sẽ được sáp nhập vào các tỉnh hiện hữu của liên bang, nhưng một số ít phiên vương quốc được tổ chức thành các tỉnh riêng.[10] Sau khi thông qua Hiến pháp Ấn Độ vào năm 1950, các thực thể này trở thành một phần của Cộng hòa Ấn Độ, hiến pháp phân loại các bang thành bốn loại.[11]

Phân cấp hành chính Ấn Độ năm 1949
Phân cấp hành chính Ấn Độ năm 1950 (tên cũ trong ngoặc)
Phân loạiMiêu tảSố lượngThành phần
Bộ phận ACác tỉnh cấp thống đốc cũ, do thống đốc cai quản, và có bầu cử cơ quan lập pháp cấp bang9Assam (tỉnh Assam), Bihar (tỉnh Bihar), Bombay (tỉnh Bombay), Đông Punjab (tỉnh Punjab), Madhya Pradesh (tỉnh Trung tâm và Berar), Madras (tỉnh Madras), Orissa (tỉnh Orissa), Uttar Pradesh (tỉnh Thống nhất), Tây Bengal (tỉnh Bengal)
Bộ phận BCác phiên vương quốc cũ, do rajpramukh cai quản và được Tổng thống Ấn Độ bổ nhiệm, và có bầu cử cơ quan lập pháp8Hyderabad (Nhà nước Hyderabad), Jammu và Kashmir (Thân vương quốc Jammu và Kashmir), Madhya Bharat (Cơ quan Trung Ấn Độ), Mysore (Thân vương quốc Mysore), Liên hiệp Các bang Patiala và Đông Punjab, Rajasthan (Cơ quan Rajputana), Saurashtra (Cơ quan Các bang Baroda, Tây Ấn Độ và Gujarat), Travancore–Cochin (Thân vương quốc TravancoreThân vương quốc Cochin)
Bộ phận CCác tỉnh cấp ủy viên trưởng cũ và một số phiên vương quốc, Tổng thống Ấn Độ bổ nhiệm ủy viên trưởng để cai quản10Ajmer (Tỉnh Ajmer-Merwara, Bhopal (Phiên vương quốc Bhopal), Bilaspur (Phiên vương quốc Bilaspur), Coorg (Tỉnh Coorg), Delhi, Himachal Pradesh, Kutch (Thân vương quốc Cutch), Manipur (Thân vương quốc Manipur), Tripura (Thân vương quốc Tripura), Vindhya Pradesh (Cơ quan Trung Ấn Độ)
Bộ phận DChính phủ liên bang bổ nhiệm phó thống đốc để quản lý1Quần đảo Andaman và Nicobar

Cộng hoà và tái tổ chức các bang: 1950–59

Vào ngày 1 tháng 7 năm 1954, Bilaspur được sáp nhập với Himachal Pradesh, và Chandernagore ( một vùng đất cũ của Ấn Độ thuộc Pháp) được sáp nhập vào Tây Bengal vào năm 1955.[12] Năm 1953, bang Andhra được thành lập từ các huyện miền bắc của bang Madras, sau khi phong trào Andhra yêu cầu một bang riêng cho người Telugu.[13] Vào tháng 7 năm 1954, vùng đất tách biệt Dadra và Nagar Haveli của Bồ Đào Nha bị các lực lượng thân Ấn Độ tiếp quản và trở thành nhà nước Dadra và Nagar Haveli Tự do.[14] Vào tháng 11 năm 1954, các vùng đất biệt lập thuộc PhápPondichéry, Karikal, YanaonMahé được chuyển giao cho Ấn Độ.[15]

Bản đồ chính trị của Ấn Độ sau khi tái tổ chức vào năm 1956

Năm 1956, Đạo luật Tái tổ chức các bang được thông qua, theo đó Ấn Độ được tổ chức lại thành 14 bang và sáu lãnh thổ liên bang.[16] Kết quả của động thái này:

Những năm sau: 1960–nay

Bản đồ chính trị Ấn Độ (2011))

Sau phong trào Mahagujarat, bang Bombay được chia thành GujaratMaharashtra vào ngày 1 tháng 5 năm 1960 theo Đạo luật Tái tổ chức Bombay.[17] Goa, Daman và Diu được lập làm một lãnh thổ liên bang sau khi Ấn Độ giải phóng Goa và Daman và Diu, và Daman và Diu gia nhập vào năm 1961.[12] Pondicherry được lập làm lãnh thổ liên bang sau khi Pháp chuyển giao các vùng đất của họ cho Ấn Độ trên pháp lý vào năm 1962.[12] Vào ngày 1 tháng 12 năm 1963, Nagaland được tách thành một bang mới từ Assam.[18] Phong trào Punjabi Suba có mục đích thành lập một bang nói tiếng Punjab riêng biệt, kết quả là Đạo luật Tái tổ chức Punjab năm 1966 lập ra bang Haryana và lãnh thổ liên bang Chandigarh, và chuyển giao các huyện phía bắc của Punjab cho Himachal Pradesh.[19][20][21]

Bang Madras được đổi tên thành Tamil Nadu vào năm 1969.[22] Himachal Pradesh được nâng lên thành bang vào năm 1970.[12] Các bang Manipur, MeghalayaTripura tại miền đông bắc được thành lập vào tháng 1 năm 1972.[23] Bang Mysore được đổi tên thành Karnataka vào năm 1973. Vào ngày 26 tháng 4 năm 1975, Sikkim trở thành bang thứ 22 sau trưng cầu dân ý về chế độ quân chủ khiến Vương quốc Sikkim gia nhập Ấn Độ.[24] Vào tháng 2 năm 1987, Arunachal PradeshMizoram được lập thành các bang mới.[23] Vào tháng 5 năm 1987, Goa đạt được tư cách bang, còn các vùng bao bọc Daman và Diu trở thành một lãnh thổ liên bang riêng biệt.[12]

Năm 2000, ba bang mới được thành lập: Chhattisgarh từ miền đông Madhya Pradesh, Uttaranchal từ phần tây bắc của Uttar Pradesh, và Jharkhand từ miền nam Bihar.[12] Năm 2006, Pondicherry được đổi tên thành Puducherry, và Uttaranchal trở thành Uttarakhand, sau đó Orissa được đổi tên thành Odisha vào năm 2011.[12] Vào tháng 6 năm 2014, Telangana được tách khỏi Andhra Pradesh và trở thành bang thứ 29 của liên bang, đây là kết quả từ phong trào Telangana.[25] Vào ngày 31 tháng 10 năm 2019, bang Jammu và Kashmir được chia thành hai lãnh thổ liên bang mới là Jammu và KashmirLadakh theo Đạo luật Tái tổ chức Jammu và Kashmir, 2019.[26] Vào ngày 26 tháng 1 năm 2020, hai lãnh thổ liên bang Daman và DiuDadra và Nagar Haveli được hợp nhất thành một lãnh thổ liên bang là Dadra và Nagar Haveli và Daman và Diu.[27]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Bang và lãnh thổ liên bang của Ấn Độ http://www.hindustantimes.com/india-news/haryana-g... http://www.telangana.gov.in/About/State-Profile http://delhi.gov.in/wps/wcm/connect/d09fd2004bd07a... https://web.archive.org/web/20160304084459/http://... https://web.archive.org/web/20150903231506/http://... http://www.wdl.org/en/item/388/ https://web.archive.org/web/20140825030247/http://... https://web.archive.org/web/20160218051214/http://... https://web.archive.org/web/20110707032303/http://... https://web.archive.org/web/20140513070857/http://...